Tổng hợp nội dung tâm đắc từ các chia sẻ của bác Vũ – Trung Nguyên

Bài viết này tổng hợp lại thông tin từ các videos của bác Vũ. Nội dung chuyển thể từ văn-nói sang văn-viết, sẽ rất khó truyền tải ý đúng. Mình cũng ko dám “thêm ý”, nên nhiều đoạn sẽ hơi khó hiểu, thậm chí có thể truyền tải sai ý gốc của bác Vũ. anh em ráng ĐỌC KỸ & NGẪM, xem lại các video để ngấm thêm với những thông tin này…

P/s: ta không phán xét đúng/sai, chuyện tốt/xấu những vấn đề đời tư. Nên tập trung vào những thông tin tích cực mà bác Vũ chia sẻ…

  1. ĐIỀU GÌ LÀM NÊN MỘT QUỐC GIA HÙNG MẠNH?

– Nó không phụ thuộc tài nguyên, dân số, tuổi đời,…

– Mà nó vụ thuộc vào 3 thành tố chính:

+ Độ lớn của chí hướng (từng con người, tổ chức hay quốc gia cũng đều có điểm tương đồng)

+ Sự minh triết (chính là cái học, cái biết, cái tiếp thu khoa học/xã hội/tự nhiên). Cái học của người Việt mình hiện nay là “ngoại vi”, du nhập những học thuyết/tư tưởng từ nước ngoài vào, “là dân tộc tiêu thụ văn hoá”. Chứ ko phải LÀ DÂN TỘC SÁNG TẠO RA VĂN HOÁ. Một dân tộc mà 1 năm trung bình người dân đọc chưa đến 1 cuốn sách là ĐÁNG-BÁO-ĐỘNG.

+ Sự đoàn kết. (Vốn xã hội, 100tr dân cũng yếu). Lịch sử, tâm thức người dân Việt mình qua 4000 năm. ->

  • DỰNG & GIỮ NƯỚC. Chưa có một nhà tư tưởng/lãnh tụ nào muốn làm cho đất nước này VĨ ĐẠI, ảnh hưởng ra thế giới. (Nên ai đó nói về việc LẬP CHÍ LỚN, là đụng đến tâm thức tồn tại 4000 năm).
  • BẤT KHUẤT TRONG VỆ QUỐC (thụ động): khi chống ngoại xâm thì rất oanh liệt. Bây giờ muốn chuyển từ THỤ ĐỘNG qua CHỦ ĐỘNG là rất-mệt-mõi
  • KHỞI NGHIỆP: hiện nay cái khởi nghiệp mới chỉ là khởi-nghiệp-kinh-doanh, nhưng bất cứ nhà chính trị nào cũng phải khởi nghiệp, nhìn CHÍ LỚN để khởi tâm/khởi chí. Hoặc định sách lược, chính sách quốc gia, thiết kế hệ thống,… cho nó phù hợp. Thiết kế hệ thống giáo dục/truyền thông nói những điều lớn lao hơn cho dân tộc.

Thế nào là CHÍ LỚN? VĨ ĐẠI? (Phải ngồi lại suy xét)

  1. TA SỐNG VÌ ĐIỀU GÌ? TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG NÀY?

– Hạnh phúc. Là đích đến phải ko?

– Vậy công thức sống làm sao để hạnh phúc?

+ Nó ko hề đơn giản. Nó là SỰ-CÂN-BẰNG.

+ Hạnh phúc của một người nông dân khác, một quân vương khác? -> Bởi vì tính-cân-bằng của nó

+ “Hạnh phúc của Qua? -> Là tất cả người dân Việt THÀNH TỰU, khi mọi người có hạnh phúc, thì Qua mới hạnh phúc”

  1. TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?

– “Qua ngày xưa khởi nghiệp khó khăn. Giờ mình có chút thành tựu, cũng chưa nhiều như các tỷ phú ngoài kia. Nhưng nếu tấm lòng mình giàu hơn, thì mình dùng tiền đó để giúp các em thanh niên CÓ CƠ HỘI ĐỔI ĐỜI.”

– Tiền 20-30 năm Trung Nguyên gây dựng gđ dùng đâu cần nhiều. Thì dùng từ lợi nhuận trích ra để lo những thứ khác

– SỐNG Ở ĐỜI CẦN CÓ LÒNG TRẮC ẨN. Nghĩ xa hơn khía cạnh gia đình của mình, gđ giờ đủ rồi. (Có chăng nếu thiếu là: đạo lý, đạo nghĩa, trách nhiệm/trắc ẩn với đồng bào/dân tộc)

– Giờ có thêm một vài trăm tỷ nữa, 1000 tỷ nữa cũng không có nghĩa lý gì. -> Giống như TN trích ra 200 tỷ giúp thanh niên. Thay vì LÀM TỪ THIỆN thì GIÚP THANH NIÊN LẬP CHÍ, giúp KIẾN THỨC ĐỂ KHỞI NGHIỆP. Đó mới là cái BỀN VỮNG

  1. KINH TẾ, NẾU HIỂU BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA NÓ CHÍNH LÀ: KINH BAN TẾ THẾ

– Bản chất của kinh tài là kinh ban tế thế

– Một người có TẦM, phải hiểu điều này. Mình PHỤNG SỰ CỘNG ĐỒNG bằng trách nhiệm, bằng trái tim của mình. Thì cộng đồng sẽ có cảm tình GIÁN TIẾP, từ đó mới ủng hộ mua sản phẩm/dịch vụ của mình. 

– Chứ không phải là khuyến mãi/thúc đẩy, làm nhiều lần như vậy cũng chỉ là phần ngọn, theo kiểu “con buôn”. Những chương trình Trung Nguyên phụng sự cộng đồng, tuy là hoạt động GIÁN TIẾP nhưng nó lại BỀN VỮNG hơn…

– Một nhà làm kinh tế thực sự, nếu đúng nghĩa của nó phải là: KINH BAN TẾ THẾ. Chứ không phải thu lợi/thu tiền hiện nay là đích-đến

– 3 trụ cột phát triển bền vững: kinh tế – xã hội – môi trường. Triển khai nó ntn?

– Nên nhớ một điều, chữ “KHỞI”. Lập chí khởi nghiệp kiến quốc nó khác? Lập chí khởi nghiệp kiếm ăn/kiếm tiền nó khác? (Động lực, động cơ & cách làm sẽ rất khác nhau)

– …

Trong bối cảnh cạnh tranh, thì phải có những sách lược/chiến lược khác biệt để cạnh tranh.

  1. THÁI ĐỘ ĐỐI MẶT VỚI THỬ THÁCH/KHÓ KHĂN

– Người khôn coi THỬ THÁCH LÀ TÀI SẢN, người ngu coi thử thách là nỗi sợ hãi.

– Xem những thất bại là tạm thời, là thử thách để rèn bản lĩnh mình

– Nhìn rộng ra, cũng giống như dân tộc MINH TRIẾT & dân tộc bạc nhược. Chọn lựa thái độ đối mặt với thử thách quyết định rất lớn. Tạo ra chênh lệch đẳng cấp giữ các dân tộc…

  1. CÁI NHÌN “TOÀN CẦU”

– Trong bối cảnh toàn cầu này, phải có cái nhìn toàn cầu. 

– Làm một món hàng nhỏ xíu dù như tăm xỉa răng, đôi dép, cái bánh,… cũng đều nghĩ rằng mình sẽ bán được toàn cầu

– LÀM LỚN CHUYỆN NHỎ. Khởi đầu nhỏ nhưng với tư tưởng lớn!

-> Khởi nghiệp với tinh thần này, phẩm chất này… Ko gì có thể cản bước ta tiến tới thành công được.

  1. NHỮNG NGÀY ĐẦU KHỞI NGHIỆP…

– Rất khó khăn! Suy nghĩ cả đêm ngày, kiếm được số tiền để bắt đầu rất gian nan.

– Khởi nghiệp ồ ạt, khởi nghiệp theo “phong trào” như hiện nay cũng ko ổn. Phải TÍCH-LUỸ-ĐỦ. Đủ kiến thức, nền tảng cần, suy tư kế hoạch thật kỹ lưỡng…

– Trong vũ trụ tồn tại LUẬT HẤP DẪN. Tức là CẢM ỨNG: đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nên khi nghĩ, làm sao mình phải NGHĨ LỚN – NGHĨ TÍCH CỰC, thì đời mình sẽ khác. (Mình nghĩ sao thì đời mình sẽ như vậy)

– Nhiều khi thất bại khiến ta gục ngã luôn, ko đi lên nỗi đâu! Nên THẬN TRỌNG chút. Phải SUY TƯ thật nhiều để bắt đầu

– Có các bước để bắt đầu. Có BẢN ĐỒ để làm theo, rà soát lại tất cả để rồi bắt đầu làm theo.

– Trung Nguyên xuống làm nhà máy ở Long Xuyên là một thất bại. Ko phải vấn đề do thị trường, mà bởi hợp tác. Khi hợp tác không đồng nhất về quan điểm, thì nội bộ sẽ rất rối ren

– Khi ra khởi nghiệp, hồi đó CHÍ đã lớn. 6 tháng làm bằng người ta 20 năm. Và phải làm bằng được!

– Bảo tàng văn hoá cà phê thế giới ở BMT. Phản ánh phần nào TƯ TƯỞNG của Trung Nguyên: Bảo tàng mở, bảo tàng sống, bảo tàng tương tác, bảo tàng hướng đến tương lai,… sau đó hướng đến những điều lớn hơn cà phê. Thì đó cũng mới chỉ là “phần cốt”, còn phần “linh hồn” nó còn ghê gớm hơn. Nhưng để thực thi được không phải chuyện dễ!

– 

  1. LINH HỒN LÀ SỰ SỐNG

– Hỏi là có linh hồn hay không? -> ko ai biết, khoa học không chứng minh được.

– Càng lên VI TẾ thì loại năng lượng đó càng cao cấp. Khí là một loại vi tế, thể linh hồn (thể ánh sáng) nó càng vi tế nữa…

– LINH HỒN MỚI LÀ SỰ SỐNG! (Thông tin/kiến thức nó nằm ở linh hồn. Nó biểu đạt qua thể khí, thể xác. Nên bệnh tật nhìn vào HÌNH KHÍ sẽ biết mầm bệnh?…

– Ai nạp năng lượng gốc đủ sẽ thấy rõ…

  1. MUỐN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỚN, PHẢI HỎI NHỮNG CÂU HỎI CỐT LÕI!

– Những nhà bác học, cái đầu tiên phải đặt được đúng câu hỏi. Những cái cốt lõi để tìm ra bản chất/vấn đề cốt lõi bên trong được

– Thông thường chúng ta chỉ hỏi những câu “ngoại vi”, không có chiều sâu

– Ví dụ như: “TẤT CẢ ĐỀU LÀ NĂNG LƯỢNG?”. Một câu như vậy thôi đủ ghê gớm & giải quyết rất nhiều vấn đề gốc rễ

– Ví dụ như: “54 dân tộc của VN mình, điểm chung của nó là gì?” -> Các nhà chính trị phải thấy, để đưa ra chính sách phù hợp. Cái lo chung là gì? Cái mong cầu chung là gì? (Những cái như “ĐOÀN KẾT” rất khó vào cuộc sống, vì nó chỉ là kết quả, ko phải vấn đề gốc rễ)

– Ví dụ như: “216 quốc gia, đâu là mẫu số chung của nó?”. Quy về mẫu số chung ko hề đơn giản. 8 tỷ người là mong muốn mỗi người mỗi khác…

– Đọc sách “bài học của lịch sử”. đưa về nguyên lý, khái quát về nguyên lý. Vô lượng kiến thức đúc kết vào 1 cuốn sách mỏng, mọi thứ chia sẻ trong này. Các nhà sử học phải rất giỏi mới đúc kết được như vậy. Ai có nền tảng sẽ hiểu sâu sắc hơn khi đọc nó…

– …

KHUYÊN THẾ HỆ TRẺ NÊN BIẾT ĐẶT CÂU HỎI LỚN: nghĩ gì, chuẩn bị gì trong đầu quyết định tương lai của ta? 

Thế hệ trẻ phải biết đặt câu hỏi lớn. Chúng ta hay có những vấn đề trước mắt, nhưng đặt những câu hỏi lớn/vấn đề xa hơn, thì những vấn đề trước mắt sẽ được giải quyết một cách dễ dàng…

  1. XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ, HAY KHAI THÁC THƯƠNG HIỆU?

– 20 năm nay Trung Nguyên không còn tính mới. Giai đoạn này phải xác định là giai đoạn đầu tư, ko phải giai đoạn khai thác thương hiệu

– Khi đưa về hệ quy chiếu “khác biệt – đặc biệt – duy nhất”. Nghĩa là phải đi tới nhà máy để thay đổi công nghệ, đào luyện con người bên ngoài/bên trong, xử lý luôn lại nguyên liệu,…

– 10% doanh thu dự kiến làm marketing. Nếu doanh thu 5000 tỷ/năm, trích ra 500 tỷ dùng vào việc mkt. Thay vì chiết khấu/khuyến mãi theo cách thông thường,… Thì có thể mua xe để PR/Truyền thông/sự kiện thu hút sự quan tâm, xe cộ/tài sản vẫn còn đó, đó là SỰ THÔNG MINH TRONG CÁCH DÙNG TIỀN.

– Trung Nguyên triết đạo, cùng các giáo sư đi sắp nơi, thu thập nhiều thông tin. Để viết SỬ VỀ CÀ PHÊ, từ khi hình thành, ảnh hưởng gì cho cuộc sống con người?

– Muốn làm được những điều đó, phải có 2 nền tảng quan trọng: TRÍ & TÂM. Ko thể dùng tâm thức “con buôn” để đi làm việc lớn được…

– Trung Nguyên từ ngày đầu khởi sự đến nay, luôn đi kèm với TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI. Thương hiệu Việt, là người tiên phong làm nhiều thứ từ những ngày đầu,…

  1. KHOA HỌC & TÂM LINH

– Những người chứng nghiệm tâm linh, các bậc đạo sư có huệ nhãn (ở Ấn Độ), người đắc đạo sẽ khai mở nhiều thứ mà người thường khó biết. Nên có những thứ cũng khó nói, vì nói người thông thường sẽ khó hiểu…

– Khoảng cách của “đám đông” & thế giới “vô hình” (thần linh) là khoảng cách của các ĐẠI BÁC HỌC.

– Giống như Einstein, Tesla, Leonardo da Vinci,… những nhà đại bác học, người ta nghiên cứu đến cùng thì người ta thấy Chúa/thấy Phật. Thấy những nguyên lý của tạo hoá…

– Trên đời có Chúa, có Phật ko? -> “cái này là tuyệt đối. Hãy tin đi!!! Hồi trước, 43 năm trước qua là ngỗ nghịch lắm, ko hề thắp nhang cho ai trên bàn thời. Nhưng đó là VÔ MINH (ngu), tưởng đâu là mình hiểu, chí hướng ghê gớm,…”

– …

  1. ĐÀN ÔNG MUỐN LÀM VIỆC LỚN, RÁNG CHỌN VỢ CHO ĐÚNG

– Giới hạn của đàn ông Việt, chính là giới hạn của người phối ngẫu. Khó thoát được nó lắm! Lấy con cái, nhiều ràng buộc kéo mình xuống…

– Nên phải chọn kỹ, nếu ko chọn được ở giá đi. (Nếu ai có chí lớn, muốn làm việc lớn. Còn ko có CHÍ LỚN thì cứ lập gia đình như người khác ko sao)

– Phía sau thành công người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người phụ nữ. Nhưng đằng sau sự tan hoang của người đàn ông cũng chính là phụ nữ…

– Những trường hợp các vĩ nhân, chồng & vợ hoà hợp. Cần SỰ ĐỒNG ĐIỆU, nhưng khó lắm, ít trường hợp này lắm!

  1. TINH THẦN CHIẾN BINH & TINH THẦN DOANH NHÂN & TINH THẦN NÔNG DÂN

– Tinh thần chiến binh (khát khao): người khác làm được thì mình làm được, quốc gia khác làm được, thì quốc gia mình cũng làm được

– Tinh thần doanh nhân (giàu có, mạnh về vật chất): có năng khiếu lĩnh vực gì thì đi theo lĩnh vực đó. Nhưng dù ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng nên lấy tinh thần doanh nhân, TINH THẦN TẠO GIÁ TRỊ

– Tinh thần nông dân: sự chăm chỉ, cần cù, vượt khó,…

-> Thế hệ phải có trách nhiệm với bản thân mình & những người xung quanh

  1. SỐNG Ở ĐỜI, ĐIỀU LỚN LAO NHẤT CỦA CON NGƯỜI: LÀ CÓ LÒNG TRẮC ẨN

– Trắc ẩn với đồng bào/đồng loại của mình, cảnh giới cao nhất về thăng tiến của con người

– Thông thường chúng ta có trách nhiệm với mình, với gia đình nhỏ thôi. Nếu càng lớn thì con người đó càng lớn… Thuộc về tâm, ko phải trí. Cái trí có thể hiểu nhiều chuyện nhưng khi sống chưa chắc làm được.

– Luyện THÂN là dễ nhất, luyện TRÍ là dễ nhì. Luyện TÂM là khó nhất.

  1. NGHỆ THUẬT SỐNG, SỐNG LÀM SAO ĐỂ MINH TRIẾT?

– Phải hiểu được các cảnh giới trong một đời người. Đời người có mấy cảnh giới? -> 3 cảnh giới phải ko?

+ Cảnh giới thứ nhất: quá trình học tập: rèn luyện thân – tâm – trí. Rèn từ thể chất, tinh thần. (Ốm quá thì mập lên chút, tướng mới đẹp). Rèn làm sao cho nó hoàn mỹ, rồi hợp nhất 3 cái lại

+ Cảnh giới thứ 2: làm việc & sáng tạo. Làm sao phải thông minh? -> Làm ít nhất mà lợi nhiều nhất. Đã bao giờ nghĩ chưa? Nếu nghĩ rồi thì đã biết cách làm chưa? -> Vẽ bản đồ ra để thực hiện.

+ Cảnh giới thứ 3: giải trí. Giải trí làm sao cho minh triết chứ???

– Nghệ thuật sống, làm sao để tối giản, tối ưu nhất?

– Sống làm sao cho minh triết?

– Tại sao mua cái này, mà không phải cái khác?

– Tại sao phải làm việc này, mà không phải việc khác?

– Tại sao phải ăn món này, mà không phải món khác?

– Tại sao phải mặc đồ thế này, mà không phải thế khác? 

– Chỗ ở cũng vậy?…

-> Phải trả lời được hết nó, tìm lời giải một cách thông minh. Mới là người “biết sống”…

  1. VỐN CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ?

– Nó không hẵn là tiền bạc!

– Thứ nhất là: khát vọng, ước mơ

– Thứ hai là: niềm tin cho những người xung quanh mình. Những người có thể giúp mình/có thể đầu tư, họ tin mình, thấy những gì mình nghĩ là nghiêm túc, thấy được hoài bão/khát khao.

  1. QUYỀN LỰC ĐỂ PHỤNG SỰ

– Chính trị gia, nhà tôn giáo, nhà kinh tế,… -> có quyền lực là để phụng sự. Giúp đời, giúp người…

– Nhiều con người trong 1 con người mới ổn được. Đều gặp nhau ở 1 điểm… -> “phụng sự cộng đồng”, “kinh ban tế thế”,…

– Cái học của mình hiện nay cũng đang tách rời nhau, đôi khi là đối kháng nhau ở từng khía cạnh. Phải hiểu rõ bao quát nhìn tường tận mọi vấn đề…

– Tận chân, tận thiện, tận mỹ đều sẽ gặp nhau. Chính trị, tôn giáo, khoa học,… cũng đều gặp nhau. Hiện nay kiến thức mình chưa đủ nên chưa thấy được ĐIỂM CHUNG, MỐI LIÊN KẾT. Phải đọc nhiều mới thấy được…

– …

  1. ĐỌC SÁCH ĐỂ ĐỔI ĐỜI

– 5 quyển sách bác Vũ khuyên đọc: 

+ Đắc nhân tâm

+ Quốc gia khởi nghiệp

+ Nghĩ giàu làm giàu

+ Không bao giờ là thất bại tất cả là thử thách

+ Khuyến Học

– Khuyến học: quyển sách gối đầu giường của người Nhật, góp phần thay đổi nước Nhật. Có mấy ý chính: ĐUA VỚI PHƯƠNG TÂY – VƯỢT PHƯƠNG TÂY (thoát Á – nhập Âu). CÓ ĐỘC LẬP CÔNG DÂN MỚI CÓ ĐỘC LẬP QUỐC GIA. (Đặt nền tảng để có nước Nhật ngày hôm nay, nhờ những quyển sách như Khuyến Học).

– Nghĩ giàu làm giàu: là nguyên lý chung cho mọi cái khởi nghiệp, là kiến thức tinh hoa đúc kết qua 13 nguyên tắc làm giàu. Phải nắm thật chắc & thuộc lòng nó, có trong mình để áp dụng…

– Dân tộc Do Thái: phải để ý thêm…

  1. ĐIỂM TỰA TINH THẦN ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

– Câu nói tự an ủi khi mình mệt mõi quá: “trời trước khi trao việc lớn cho ai, phải hành hạ người đó”

– Câu nói thứ 2 an ủi: “Mình không có tiền thì phải có trí, không có trí thì phải đổ mồ hôi/sức lao động.”

-> Phải dùng nó để làm ĐIỂM TỰA tinh thần cho mình vượt qua những lúc khó khăn.

Bác Vũ là một idol lớn của mình trước giờ, nên các video mình xem đi xem lại chục lần, hôm nay viết lại để nhớ sâu hơn. Những tư tưởng này ảnh hưởng mình rất nhiều trước giờ. Bản thân vẫn đang nỗ lực để hoàn thiện hơn từng ngày…

 

Người viết & tổng hợp: Trần Thịnh Lâm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN